Giới thiệu Cây trồng hoang dại

Cây hoang dại là một nguồn quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và bảo tồn bền vững hệ sinh thái nông nghiệp.[1][2][3] Với sự biến đổi khí hậu và sự mất cân bằng của hệ sinh thái, họ loài cây hoang dại dường như để chứng minh nguồn quan trọng trong sự đảm bảo an ninh lương thực cho thiên niên kỷ mới.[4] Nikolai Vavilov, một nhà thực vật học người Nga, người đầu tiên đã thấy được tầm quan trọng của cây hoang dại ở đầu thế kỷ 20.[5] Nguồn gen từ cây hoang dại đã được con người sử dụng hàng ngàn năm để cải thiện về chất lượng và năng suất của cây trồng. Người dân đã nhân giống cây trồng theo phương pháp truyền thống trong khoảng thiên niên kỷ. Ở Mexico, ví dụ như giống ngô dại (Zea mexicana) thường được trồng cạnh cây ngô thuần để xúc tiến sự lai giống tự nhiên và cải thiện năng suất. Những năm gần đây, người làm công tác về giống đã sử dụng nguồn gen của cây hoang dại để cải thiện rộng phạm vi của cây trồng như lúa (Oryza sativa), cà chua (Lycopersicon esculentum) và cây ngũ cốc, cây họ đậu.[6]

Cây hoang dại đóng góp nhiều nguồn gen có ích cho cây trồng nói chung và các giống mới mà hầu hết các cây trồng chính ngày nay có nguồn gen từ họ hoang dại của chúng. Bởi vậy, cây hoang dại là những thực vật hoang dại liên quan tới kinh tế xã hội bao gồm cây lương thực, cây làm thức ăn cho gia súc, cây thuốc, cây làm gia vị và cây dùng làm đồ trang trí, các loài cây rừng như thực vật được sử dụng cho mục đích công nghiệp như lấy dầu, sợi và chúng còn có thể góp thêm những đặc điểm tốt. Cây hoang dại còn được định nghĩa theo cách khác là: "loài hoang dại là một nhóm thực vật dại mà gián tiếp sử dụng xuất phát từ mối liên chặt chẽ di truyền học tới cây trồng.[7]